Các vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử
1/ GIAN LẬN THANH TOÁN
Gian lận thanh toán là vấn đề nan giải, đã xuất hiện ngay từ khi TMĐT ra đời. Đây là hình thức mà kẻ gian hoặc hacker lợi dụng lỗi của hệ thống thanh toán để thực hiện những giao dịch ảo dẫn tới thất thoát lớn cho doanh nghiệp TMĐT.
2/ SPAM
Khi mà email marketing đang là kênh thúc đẩy doanh số hiệu quả, thì đó cũng là kênh để những kẻ phá phách thực hiện hành vi SPAM. Không chỉ vậy, chúng có thể spam bình luận, form liên hệ bằng những đường link có gắn mã độc, hoặc spam với tần suất lớn khiến cho tốc độ tải trang giảm đáng kể.
3/ PHISHING
Tấn công mạng theo hình thức lừa đảo Phishing luôn nằm top những rủi ro bảo mật phổ biến của TMĐT. Với hình thức này, Hacker thường giả mạo thành doanh nghiệp hoặc đơn vị có uy tín để lừa người tiêu dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, tài khoản – mật khẩu trang TMĐT. Để đạt được mục đích này, chúng tạo ra một website giả trông gần giống như bản gốc khiến người dùng nhầm lẫn và nhập thông tin quan trọng. Cũng có khi chúng gửi một email, tin nhắn SMS mạo danh nhân viên công ty hoặc thực hiện một cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng để chiếm được lòng tin của nạn nhân.
4/ BOTS
Kẻ gian có thể viết ra một chương trình (bot) có khả năng thu thập dữ liệu quan trọng trong website Thương mại điện tử của bạn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho họ. Những thông tin dễ bị thu thập là các mặt hàng đang “hot”, số lượng hàng tồn kho, hay số lượng hàng đã bán. Những thông tin này tuy không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng ảnh hưởng gián tiếp tới doanh thu của sàn TMĐT nếu như kẻ xấu biết tận dụng đúng cách.
5/ DDOS
DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) luôn là nỗi ác mộng của các website thương mại điện tử. Để đảm bảo trải nghiệm khách hàng, các trang web TMĐT được kỳ vọng sẽ liên tục online và có thể chịu được một lượng traffic đủ lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng (tùy từng giai đoạn phát triển). Tuy nhiên, chỉ cần một cuộc tấn công DDoS khiến website bị sập, doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại cả về doanh thu trực tiếp lẫn gián tiếp (mất uy tín).
6/ BRUTE-FORCE ATTACK
Tấn công brute-force là kiểu tấn công nhắm vào tài khoản admin của quản trị viên trang web TMĐT. Bằng cách sử dụng công cụ chuyên dụng và test thử tất cả các cụm từ phổ biến, kẻ tấn công có thể dò ra mật khẩu và chiếm quyền quản trị web- site. Chính vì vậy, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi brute-force attacks bằng cách đặt mật khẩu phức tạp, và đừng quên thay đổi mật khẩu định kỳ.
7/ SQL INJECTIONS
Tấn công tiêm SQL (hay SQL injection) nhắm vào cơ sở dữ liệu của website thương mại điện tử. Hacker tiêm một đoạn mã độc hại vào database, thường thông qua submit form (tìm kiếm, đăng ký email…). Khi đó, chúng có thể truy cập vào cơ sở
dữ liệu của website, thu thập những thông tin như data khách hàng, inventory, và nhiều dữ liệu khác.
8/ TẤN CÔNG CHÉO TRANG XSS
XSS (cross-site scripting) là kiểu tấn công nhắm vào người dùng website – chính là những khách hàng của TMĐT. Lợi dụng lỗ hổng XSS của website TMĐT, hacker có thể chèn mã độc thông qua các đoạn script thực thi ở phía client. Kiểu tấn công này có thể gây ra tổn thất cho cả 2 đối tượng là user và website. Chính vì thế nó được xếp vào loại nguy hiểm, các website TMĐT cần hết sức cảnh giác và kiểm tra lỗ hổng XSS thường xuyên.
9/ TROJAN HORSE
Nếu bạn đã nghe về sự tích thành Troy, thì Trojan Horse là một loại malware như thế. Một Trojan horse được định nghĩa là một “chương trình độc hại ngụy trang như một cái gì đó được cho là lành tính”. Nếu thiếu kiến thức về internet, cả admin và user trang web TMĐT đều có thể trở thành nạn nhân của Trojan Horse. Khi đó, hacker có toàn quyền điều khiển máy tính, dữ liệu của nạn nhân để thực hiện các hành vi nguy hại cho website thương mại điện tử.
Nguồn: CyStack
Tin tức khác
Hướng dẫn Google Search Console
Search Console là một công cụ miễn phí của Google có thể giúp bất kỳ ai có trang web hiểu cách họ đang hoạt động trên Google Tìm kiếm và những gì…
Google Ads là một dịch vụ quảng cáo của Google dành cho các doanh nghiệp muốn hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của Google và mạng quảng cáo của…
6 lợi ích tuyệt vời nhất của nền tảng CRM cần biết
Báo cáo toàn diện là một trong những lợi ích có giá trị nhất của nền tảng CRM, đặc biệt là khi chúng được nâng cao bởi AI. Dữ liệu hữu ích…
Tìm hiểu về cách sử dụng Figma
Figma là một ứng dụng thiết kế giao diện chạy trong trình duyệt — nhưng nó thực sự còn nhiều hơn thế nữa. Tôi muốn nói rằng nó có lẽ là ứng…
Lý thuyết màu sắc cho nhà thiết kế - Phần 3
Màu xanh lá cây là một màu rất trầm. Nó có thể đại diện cho sự khởi đầu mới và sự phát triển. Nó cũng biểu thị sự đổi mới và phong…
5 phương pháp nghiên cứu đối tượng
Phỏng vấn khách hàng thường được xem như một hoạt động sơ bộ. Bạn tiếp cận với những khách hàng lý tưởng để nhận được phản hồi về Sản phẩm khả thi…